Mass Soil Mixing

 

 

Phương thức làm việc

Sử dụng một thiết bị tang trống quay thủy lực phương ngang gắn trên cần của máy đào để trộn đất và vữa. Quy trình được thực hiện theo phần thể tích nhất định với tỷ lệ vữa chính xác để đảm bảo kiểm soát chất lượng sau khi trộn. Đất sau khi đông đặc có thể đạt được độ bền từ 20 đến 200 psi.

 

  

 

 

Ứng dụng

- Độ sâu: Hiệu quả lên đến 8m.

- Hỗ trợ kết cấu nền: Lớp nền móng khu vực đường giao thông, bồn chứa, sân bãi , nhà xưởng.

- Đất yếu: Thích hợp cho các loại nền đất rất yếu không thể cải thiện bằng phương pháp truyền thống như cừ tràm, cọc cát…

- Kết hợp với các kỹ thuật khác: Có thể kết hợp với phương pháp cải thiện nền đất sâu hơn như Cọc Cứng trong đó các cọc hoặc dải cứng được cắm vào đất yếu để tăng cường khả năng chịu tải và ổn định của nền. Các cọc này thường được làm bằng bê tông hoặc vật liệu cứng khác và được đặt theo một mẫu nhất định để phân phối tải trọng của cấu trúc.

 

 

Ưu điểm

- Tiết kiệm chi phí: không cần phải bóc bỏ lớp bùn để thay thế bằng vật liệu cát , đá đang khan hiếm, ngoài ra còn tiết kiệm được chi phí vận chuyển.

- Thay thế móng nền: Là lựa chọn khả thi thay thế cho hệ thống nền móng sâu.

- Không phát sinh chất thải.

- Kết cấu bề mặt công trình ổn định: Tạo ra bề mặt làm việc vững chắc cho các hoạt động xây dựng tiếp theo.

- Thời gian xây dựng nhanh chóng: Khu vực đã được xử lý có thể tiếp tục thi công trong vài ngày sau khi trộn.

 

 

Yêu cầu chuẩn bị

- Khu vực thi công: Cần chuẩn bị đường vào cho thiết bị thi công.

- Yêu cầu khu vực lưu trữ và trộn vật liệu.

- Lượng lớn vật liệu sẽ được giao đi hàng ngày.

- Bề mặt mới trộn phải được san lại bằng cơ giới

- Một số khu vực sau khi trộn có thể cần thêm đất sạch làm lớp đất mặt để lu lèn nén chặt vật liệu bề mặt được hiệu quả.

 

 

Kết luận

Đây là một phương pháp đa năng và hiệu quả trong việc ổn định và cải thiện đất, đặc biệt phù hợp với các nền đất yếu, là lựa chọn ưu việt cho nhiều dự án xây dựng cần cải thiện hiệu suất của đất.

< Go back

Related posts